Những câu hỏi thường gặp

Sứ mệnh của chúng tôi

Chúng tôi chiến đấu cho tính tự do, tính tôn trọng và tính toàn diện của ngôn ngữ.

  • Tự do – để mọi người có thể sử dụng danh xưng họ cảm thấy miêu tả họ tốt nhất.
  • Tôn trọng – để danh xưng của người khác được tôn trọng.
  • Toàn diện – để khi ta nói tới một người ta không quen biết hoặc một nhóm người, ta không tự phỏng đoán giới tính của họ và không cô lập họ vì bất kì lý do gì.
Phi nhị giới là gì?

Giới tính phức tạp hơn rất nhiều so với sự phân biệt nam/nữ đơn giản. Ngay cả từ quan điểm sinh học thuần túy, chúng ta phân biệt giới tính nhiễm sắc thể, giới tính di truyền, giới tính nội tiết tố, giới tính kiểu hình… Chúng không nhất thiết phải đồng dạng với nhau, chúng không nhất thiết phải là nam hay nữ. Và khi chúng ta đề cập đến khía cạnh văn hóa, “giới tính” chỉ là một thứ được xây dựng của xã hội. Tùy thuộc vào thời gian và địa điểm, trở thành “phụ nữ” hay “đàn ông” có thể có nghĩa là có những quyền, nghĩa vụ, chuẩn mực hoàn toàn khác nhau… Ở châu Âu, đàn ông thường đi giày cao gót và tất chân, còn người dân bản địa ở Bắc Mỹ đã công nhận giới tính thứ ba từ lâu.

Phi nhị giới là một thuật ngữ chung mô tả danh tính của những người không phù hợp với sự phân biệt nam/nữ đơn thuần. Ví dụ, nó bao gồm những người vô tính, genderfluid (linh hoạt giới), á nữ, á nam, và rất nhiều người khác.

Phi nhị giới không nhất thiết phải là thứ gì đó “giữa” nam tính và nữ tính, mà nó “vượt ra ngoài”. Những người phi nhị giới không cần phải ái nam ái nữ, không phải sử dụng danh xưng trung tính, v.v. Đó là việc thoát khỏi các vai trò về giới tính, không phải tạo ra những giới tính mới.

Tại sao tôi phải tôn trọng một số danh xưng lạ?

Bởi vì xưng hô với mọi người theo cách mà họ muốn được xưng hô là cơ sở của các mối quan hệ xã hội. Bạn không gọi Nam là “Lan”, bạn không bỏ “ông”/“bà” khi giao tiếp với bề trên, v.v. Và có những người không muốn bị gọi là “anh ấy” or “cô ấy”. Nếu bạn không chấp nhận điều đó, điều đó chỉ cho thấy bạn không tôn trọng người khác.

“Danh xưng lạ” chỉ là vấn đề làm quen mà thôi.

Những danh xưng này được bịa ra mà thôi!

Đúng. Đúng vậy đấy. Và mỗi từ trong mọi ngôn ngữ cũng vậy. Chỉ là một số từ cổ hơn những từ khác mà thôi.

Làm thế nào để tôi xưng hô với một ai đó?

Bạn chỉ cần hỏi thôi! Đúng, điều đó có thể hơi khó xử, nhưng chúng ta càng làm nhiều thì càng bớt khó xử thôi. Nếu chúng ta có thể hỏi ai đó tên của họ, tại sao không hỏi luôn danh xưng của họ?

(Có điều, làm ơn đừng diễn đạt câu hỏi như “bạn là con trai hay con gái?”. Câu hỏi này ngụ ý rằng chỉ có hai câu trả lời đúng, và nó cho thấy một sự tò mò không hề lành mạnh về bộ phận sinh dục của người khác. Thay vào đó, bạn chỉ cần hỏi “mình nên xưng hô với bạn như thế nào?” hoặc “danh xưng của bạn là gì?”)

Điều quan trọng hơn là hãy bình thường hóa việc nói cho mọi người biết danh xưng của bạn khi bạn giới thiệu bản thân. “Xin chào, tôi là Việt Anh, hãy gọi tôi là anh ấy, bạn ấy hoặc họ”. Việc này không khó đâu – nhưng đối với những người chuyển giới và phi nhị giới, điều đó có ý nghĩa rất lớn đó! Việc này thậm chí còn dễ dàng hơn khi làm online: chỉ cần ghi danh xưng của bạn (hoặc đường link đến các ví dụ từ trang web của chúng tôi) vào phần mô tả của bạn thôi.

Bạn cũng nên nhớ rằng nhiều người có thể sử dụng một tên khác và một bộ danh xưng khác tùy thuộc vào tình huống. Họ có thể chưa công khai giới tính (come out) với bạn bè hoặc đồng nghiệp, nhưng đã công khai với những người mà họ thấy thoải mái. Hãy để ý chút nhé. Ví dụ, bạn có thể hỏi họ “tôi nên sử dụng danh xưng nào trước mặt sếp của bạn vậy?”, v.v.

Một số người dùng nhiều danh xưng, eg. “anh ấy/cô ấy” or “họ/anh ấy”. Điều đó có nghĩa là họ thích tất cả các danh xưng đó. Thông thường, từ đầu tiên là từ được ưu tiên của họ.

Có ai dùng những từ này không vậy?

Có chứ! Hàng triệu người phi nhị giới trên thế giới dùng danh xưng khác. Mỗi danh xưng được liệt kê ở đây đều có người thực sự sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày.

Những danh xưng phi giới tính đó có được chấp thuận bởi các thẩm quyền ngôn ngữ học không?

Ngôn ngữ không phải là một loại phép thuật cổ xưa được Phật hay Chúa ban cho. Nó chỉ là một công cụ mà chúng ta sử dụng để giao tiếp. Khi xã hội chúng ta thay đổi, và khi thế giới xung quanh chúng ta thay đổi, chúng ta điều chỉnh ngôn ngữ ta sử dụng để có thể mô tả sự vật, sự việc tốt hơn. Chúng ta là người dùng của nó, vì vậy chúng ta có quyền quyết định về cách sử dụng nó.

Từ điển mất thời gian để bắt đầu ghi chép những thay đổi đó, tuy nhiên điều đó không làm sự thay đổi trở nên vô nghĩa. Nhưng cuối cùng, các từ mới nếu được sử dụng đủ thường xuyên thì sẽ được đưa vào từ điển mà thôi.

Bạn cũng có thể tham khảo các bài báo học thuật về neopronoun.

Tại sao tôi nên đặt danh xưng của mình trong tiểu sử trên mạng xã hội?

Nếu bạn là người hợp giới (không phải người chuyển giới) và bạn dùng “anh ấy” hoặc “cô ấy” hợp với giới tính của bạn, bạn có thể nghĩ rằng danh xưng của bạn là một thứ hiển nhiên. Và đúng, có thể điều đó là hiển nhiên – miễn là tên của bạn được đề cập trong hồ sơ (và là tên gốc nam hoặc nữ) hoặc nếu bạn có hình ảnh của bạn làm hình đại diện. Nhiều người thì không – vì vậy rất khó đoán họ muốn được gọi như thế nào.

Nhưng thực tế thì không như thế: danh xưng của bạn có thể “rõ ràng”, nhưng có những người không có danh xưng rõ. Họ muốn được xưng hô một cách chính xác, cho dù họ có “đúng” giới tính của mình hay không, họ đã chuyển giới hay chưa (hoặc họ có muốn chuyển giới không). Những người phi nhị giới thường “không có vẻ ngoài lai giới”, và họ không mắc nợ sự ái nam ái nữ với bất kì ai.

Việc chia sẻ danh xưng của bạn là rất quan trọng đối với những người chuyển giới, phi nhị giới và không theo chuẩn giới tính. Hơn thế, nó cũng vạch trần và cô lập chúng tôi nữa. Nhưng nếu mọi người, dù hợp giới hay chuyển giới, đều làm như vậy, điều đó sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi. Điều đó khiến chúng tôi cảm thấy thoải mái, an toàn và được chào đón hơn. (nhiều lý do hơn ở đây - bài viết bằng tiếng Anh).

Tôi có thể thay đổi danh xưng của mình không?

Tất nhiên rồi! Chẳng ai ngạc nhiên khi ai đó thay đổi quan điểm, phong cách, sở thích… Vậy tại sao ta lại thấy lạ khi họ phát hiện ra một phần danh tính của mình, không thích tên của họ, phát hiện ra một nhãn khác phù hợp với họ, v.v.?

Có lạ gì không khi tôi không thể quen với các danh xưng mới của tôi?

Không hề! Sau nhiều năm sử dụng danh xưng phù hợp với giới tính được chỉ định khi sinh của mình, ta rất dễ dàng quên mất chính mình khi chuyển sang những từ khác.

Danh xưng ≠ giới tính. Giới tính của bạn sẽ không thể thay đổi chỉ vì bạn đã bối rối một lần khi có ai đó gọi bạn là “họ” đâu. Đừng lo. Hãy thử đi. Hãy xem từ gì hợp với bạn nhất.

Tại sao lại không nên nói đây là những “danh xưng ưa thích”?

Bởi vì cụm từ này gợi ý rằng danh xưng của ai đó chỉ là một ý thích bất chợt. Nếu ai đó chỉ “thích” được gọi là cô ấy, anh ấy sẽ không _thực sự_ cảm thấy tồi tệ, nếu tôi gọi anh ấy là “anh ấy”, phải không nhỉ? Đằng nào thì họ trông giống như một chàng trai mà, vì vậy sẽ dễ dàng hơn đấy chứ!

Không! Không được. Đó là danh xưng của chúng tôi. Không phải “danh xưng ưa thích” của chúng tôi. Cũng như việc đó là tên của chúng tôi, chứ không phải “tên ưa thích” hay “biệt danh” của chúng tôi. Nếu bạn quan tâm đến những người bạn và người thân phi nhị giới của mình, thì vui lòng gọi họ cho đúng cách.

Tại sao tôi không nên nói “danh xưng mang giới tính”?

Bởi vì giới tính ≠ danh xưng. Danh xưng chỉ là ngữ pháp. Những người phi nhị giới có thể sử dụng nam/nữ bình thường, một vài người đồng tính nữ sử dụng anh ấy vì lí do văn hóa, v.v.

Chỉ cần nói “danh xưng” hoặc “đại từ nhân xưng” là đủ.

Không có vấn đề nào lớn hơn để giải quyết ư? Sao ta không tập trung vào giải quyết nạn đói thế giới thay vì một số danh xưng như thế này?

Một vấn đề có vẻ rất tầm thường đối với một số người nhưng lại rất quan trọng đối với những người khác. Hãy tưởng tượng hầu hết mọi câu bạn nghe về bản thân đều là những lời nói dối về chính danh tính của bạn do những hạn chế và bất cập của ngữ pháp tiếng Việt. Ngay cả những cuộc trò chuyện đơn giản cũng khiến bạn trở nên khó chịu, bất kể chúng nói về điều gì…

Có rất nhiều loại vấn đề khác nhau trên thế giới này, nhưng chúng ta không nên dùng chúng làm cái cớ để loại bỏ những vấn đề mà chúng ta không thực sự muốn giải quyết. Trên Trái Đất có những tám tỷ người – chúng ta có thể giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc cơ mà! Mọi người đều có nhu cầu riêng và nguồn lực của mỗi người thì khác nhau.

Tập thể của chúng tôi không có đủ nguồn lực để nuôi sống thế giới, xóa đói giảm nghèo, ngăn chặn chiến tranh hay làm giảm sự nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, những gì chúng tôi có là các kỹ năng và sự nhiệt huyết để định hình và thúc đẩy một ngôn ngữ toàn diện hơn – vì vậy đó là những gì chúng tôi đang làm, thay vì bỏ mặc và đứng im nhìn.

Sự tôn trọng danh xưng và danh tính của người khác không đòi hỏi nhiều nỗ lực. Kể cả khi bạn là người đang giải quyết những thách thức lớn nhất mà toàn nhân loại đang phải đối mặt, bạn cũng có thể dễ dàng tránh việc kì thị hoặc tạo sự kì thị người dị giới.

Bạn có thể thêm cờ này không? Bạn có thể loại bỏ cờ kia không?

Không.

Duy trì danh sách cờ và nhãn là một công việc ngày càng tốn nhiều thời gian cho tập thể của chúng tôi. Việc lọc ra những kẻ lừa đảo và phá hoại khỏi các danh tính hợp lệ cũng là một thách thức lớn. Chúng tôi không muốn trở thành “công an danh tính”. Và chúng tôi cũng không muốn dành toàn bộ thời gian cho việc quản lý các lá cờ. Bởi dù sao thì đây là một dự án về ngôn ngữ và danh xưng, không phải về cờ. Đó chỉ là một thứ phụ thôi.

Chúng tôi đã cố gắng hết sức để chọn một danh sách các cờ phổ biến nhất và, theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, thường được chấp nhận. Chúng tôi không có kế hoạch mở rộng hoặc thu hẹp danh sách đó.

Chúng tôi biết rằng một số cờ có thể không được một vài người thích (ví dụ: do đã từng có các TERF (người ủng hộ nữ quyền nhưng kì thị người chuyển giới) cố gắng chiếm lấy một thuật ngữ và khiến nó mang nghĩa kì thị, vì nhiều định nghĩa khó hiểu, hoặc thậm chí vì các khía cạnh của cuộc sống của một nhân vật thần thoại). Bản thân chúng tôi là những người đồng tính và chuyển giới, chúng tôi rất quan tâm đến anh chị em chuyển giới của mình chứ. Tuy nhiên, rất khó để đưa ra quyết định như vậy khi chúng tôi nhận được tin nhắn từ cả những người chuyển giới yêu cầu thêm cờ mà họ thật sự mong muốn, và cả từ những người chuyển giới khác yêu cầu xóa nó đi vì bằng một cách nào đó nó gây tổn thương cho những người chuyển giới. Không phải lịch sử của nhãn nào, lá cờ nào đều rõ ràng và không có một nguồn đáng tin cậy để tra cứu về nó. Và ngay cả khi những người kì thị đồng tính cố làm một số thuật ngữ mang nghĩa tổn thương, chúng tôi tin vào sức mạnh của cộng đồng để “đòi lại” những từ kích động ấy.

Nếu bạn không thích một lá cờ, đừng sử dụng nó. Nếu cờ của bạn bị thiếu, hãy tải nó lên (nó sẽ được đánh dấu là do người dùng tải lên để giảm sự phá hoại).

Danh xưng của tôi không được liệt kê

Trên trang chủ có trình tạo danh xưng, bạn có thể sử dụng nó để tạo liên kết đến bất kì danh xưng nào bạn thích.

Chia sẻ: