Tôi dùng các danh xưng:
bác ấy/bác
(trung tính)
Ví dụ trong câu:
- bác ơi, hôm nay bác khỏe chứ?
- Tôi thấy bác ấy thật tốt tính.
- Tôi đã hỏi bác ấy cho tôi mượn cái bút chì của bác ấy.
- bác ấy nói rằng bác ấy muốn làm cái này.
Danh xưng trung tính được chấp thuận rộng rãi
Những danh xưng trung tính này được sử dụng trong đời sống thường ngày.
- bạn ấy/bạn – trung tính Chuẩn mực
- cậu ấy/cậu – trung tính Chuẩn mực
- nó/bạn – trung tính Chuẩn mực
- bác ấy/bác – trung tính Chuẩn mực
- em ấy/em – nữ tính/trung tính Chuẩn mực
- con đấy/em – trung tính Chuẩn mực
- cháu ấy/cháu – trung tính Chuẩn mực
- họ/bạn – trung tính Chuẩn mực
- họ/họ – trung tính Chuẩn mực
Danh xưng thì có gì vậy?
Danh xưng là những đại từ dùng để chỉ mỗi khi ta không muốn đề cập trực tiếp hoặc đề cập liên tục về người đó. Đa số mọi người dùng “anh ấy” và “cô ấy”, vậy nên chúng ta tự quyết định dùng từ nào để gọi người khác dựa vào ngoại hình của người ấy. Nhưng thực ra chuyện này không đơn giản vậy đâu…
Giới tính rất phức tạp, một vài người “trông không giống” giới tính của họ. Một vài người muốn được gọi bằng cách khác bạn nghĩ. Lại có những người không thuộc nhóm “nam” hay “nữ” và muốn dùng những từ trung tính hơn.
Công cụ này giúp bạn chia sẻ một đường link đến những cách gọi bạn mong muốn được gọi, kèm với những ví dụ câu, để bạn có thể cho mọi người biết bạn muốn được gọi như thế nào.
Tại sao nó lại quan trọng? Đơn giản vì đây là phép lịch sự, và tôn trọng lẫn nhau. Chắc hẳn bạn không muốn gọi Nam là “Lan” chỉ vì bạn thích cái tên đó hơn đâu, hoặc vì “cô ấy có ngoại hình hợp tên Lan hơn”. Hoặc cho dù cô ấy có tên “Lan” trông giấy khai sinh nhưng cô ấy cực kì ghét nó và chỉ muốn dùng tên “Nam”. Và danh xưng cũng vậy đó – nếu bạn không muốn thô lỗ với ai đó, làm ơn gọi họ đúng cách họ muốn. Có sự khác biệt duy nhất là chúng ta thường biết tên, nhưng không biết danh xưng. Chúng ta giới thiệu bản thân bằng cái tên, nhưng không nói về danh xưng. Hãy cùng nhau thay đổi điều đó nào!